Tác giả :


THỂ LỆ

Cuộc thi Nhà sáng tạo Việt Nam với Intel Galileo năm 2015 
------------
Nhằm khuyến khích tinh thần sáng tạo, nghiên cứu khoa học của sinh viên, đẩy mạnh việc thực hành, ứng dụng trong giảng dạy đại học, góp phần thực hiện có hiệu quả các chủ trương của Đảng, Nhà nước về ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin; trên cơ sở thống nhất của các đơn vị tổ chức, Trung tâm Phát triển Khoa học, Công nghệ và Tài năng trẻ Trung ương Đoàn ban hành Thể lệ Cuộc thi Nhà sáng tạo Việt Nam với Intel Galileo năm 2015gồm những nội dung như sau:

Điều 1. Giới thiệu chung về Cuộc thi
1. Cuộc thi Nhà sáng tạo Việt Nam với Intel Galileo (Vietnam Maker Contest with Intel Galileo - VMIG) là cuộc thi sáng tạo đầu tiên tại Việt Nam với quy mô toàn quốc theo xu hướng sáng tạo Maker chung của thế giới. Cuộc thi sử dụng bo mạch Intel® Galileo thế hệ 2 - bo mạch vi điều khiển đầu tiên được Intel nghiên cứu và phát triển dành riêng cho ngành giáo dục - nhằm hỗ trợ các nhà giáo dục, học sinh và những người đam mê sáng tạo biến các ý tưởng thành sản phẩm một cách dễ dàng.
2. Mục đích của Cuộc thi nhằm khuyến khích tinh thần sáng tạo, nghiên cứu khoa học của sinh viên, đẩy mạnh việc thực hành, ứng dụng trong giảng dạy, giúp xây dựng nguồn nhân lực kỹ thuật chất lượng cao đáp ứng nhu cầu phát triển các ngành công nghiệp công nghệ cao của Việt Nam.

Điều 2. Đối tượng dự thi
Tất cả sinh viên có quốc tịch Việt Nam đang học tập ngành kỹ thuật tại các trường đại học, học viện tại Việt Nam đều có thể đăng ký tham dự Cuộc thi. Các sinh viên học cùng trường đại học, học viện dự thi theo đội, mỗi đội có tối đa 03 sinh viên và 01 giảng viên hỗ trợ.

Điều 3. Nội dung và hình thức thi
1. Nội dung và tiêu chí đánh giá sản phẩm dự thi
- Dựa trên nền tảng bo mạch Galileo được Intel cung cấp, thí sinh chọn đề tài một cách độc lập để phát triển tạo ra sản phẩm ứng dụng. Sản phẩm tham gia Cuộc thi có thể liên quan đến các chủ đề sau (nhưng không hạn chế): Phần cứng, điều khiển thiết bị, hệ điều hành, ứng dụng…
- Tiêu chí chung để đánh giá sản phẩm dự thi:
+ Sử dụng các nguồn lực hiệu quả.
+ Tính nguyên bản của dự án thiết kế.
+ Quy mô và tính phức tạp của sản phẩm.
+ Kế hoạch và kết quả thử nghiệm sản phẩm.
+ Chất lượng và trình bày của báo cáo.
+ Phong cách trình bày báo cáo với Ban Giám khảo.
2. Hình thức
Cuộc thi được tổ chức thành 03 vòng:
- Vòng thi ý tưởng: Thí sinh đăng ký tham dự chuẩn bị ý tưởng và nộp cho Ban Tổ chức Cuộc thi. Ban Giám khảo chấm, chọn tối đa 40 ý tưởng xuất sắc nhất vào vòng sơ khảo.
Vòng sơ khảo: Ban Giám khảo sẽ chấm các sản phẩm dự thi gửi về Ban Tổ chức để chọn tối đa 15 sản phẩm xuất sắc nhất tham gia vòng chung khảo.
Vòng chung khảo: Các sản phẩm tham gia vòng chung khảo được triển lãm, chấm trực tiếp và chọn tối đa 10 sản phẩm xuất sắc nhất nhận giải thưởng của Cuộc thi.

Điều 4. Đăng ký dự thi
1. Đối với thí sinh
- Đăng ký ý tưởng dự thi (theo mẫu) và nộp (bản cứng và file) tại Văn phòng Đoàn – Hội Sinh viên của trường, học viện đang theo học trước ngày 05/9/2015.
- Nếu ý tưởng dự thi được vào vòng sơ khảo, thí sinh nộp cho Ban Tổ chức (bản cứng và file) phiếu đăng ký dự thi, bản thuyết minh dự án (theo mẫu) cùng hình ảnh, video clip giới thiệu về dự án và 02 ảnh màu 4x6 (chụp năm 2015 có ghi rõ thông tin ở mặt sau) trước ngày 25/11/2015.
2. Đối với các trường, học viện
Gửi bản mềm và văn bản hồ sơ đăng ký dự thi (công văn, danh sách dự thi có dấu, chữ ký của đại diện Lãnh đạo trường, học viện; bản thuyết minh ý tưởng của các thí sinh) cho Ban Tổ chức trước ngày 10/9/2015.
3. Địa chỉ gửi hồ sơ dự thi
Trung tâm Phát triển Khoa học, Công nghệ và Tài năng trẻ,  Số 7 Xã Đàn, Đống Đa, Hà Nội, Điện thoại: 04.35772353/0988086273 (đ/c Nguyễn Sỹ Vinh), Fax: 04.35770253, Email:vmig@gmail.com hoặc cytast.twd@gmail.com; Website: http://cytast.vn.

Điều 5. Thời gian, địa điểm tổ chức thi
1. Đăng ký dự thi và nộp thuyết minh ý tưởng sáng tạo trước ngày 10/9/2015.
2. Nhận bo mạch, triển khai dự án xong trước ngày 20/9/2015 và bổ sung hồ sơ dự thi cùng báo cáo về dự án trước ngày 25/11/2015.
3. Chấm sơ khảo tại các địa điểm: Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Đà Nẵng dự kiến đầu tháng 12/2015.
4. Chấm chung khảo và trao giải dự kiến tại Thủ đô Hà Nội trong 02 ngày 8-9/01/2016.

Điều 6. Giải thưởng của Cuộc thi
1. Số lượng, giá trị Giải thưởng
- 01 Giải đặc biệt, trị giá 20 triệu đồng.
- 01 giải Nhất, trị giá 10 triệu đồng.
- 02 giải Nhì, mỗi giải trị giá 07 triệu đồng.
- 03 giải Ba, mỗi giải trị giá 05 triệu đồng.
- Từ 03 đến 04 giải Khuyến khích, mỗi giải trị giá 03 triệu đồng.
- 05 giải Phụ, mỗi giải trị giá 01 triệu đồng.
2. Giấy chứng nhận tham dự Cuộc thi
Tất cả thí sinh dự thi vòng chung khảo sẽ được nhận Giấy chứng nhận tham dự Cuộc thi của Ban Tổ chức.

Điều 7: Bản quyền của các dự án hoàn thiện
1. Bản quyền
Bản quyền của các dự án hoàn thiện sẽ thuộc về các thí sinh. Thí sinh phải tuân theo các luật bản quyền và không vi phạm bản quyền của bất kỳ bên thứ ba nào khác. Ban Tổ chức Cuộc thi, Công ty Intel (đơn vị tài trợ bo mạch) không chịu trách nhiệm liên đới đối với bất kỳ hành vi vi phạm nào của thí sinh.
2. Bảo hộ quyền sở hữu
 Khi phát hiện dự án cần được bảo hộ (sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp…), Ban Tổ chức sẽ thông báo cho người dự thi lập hồ sơ yêu cầu được bảo hộ. Các giải pháp dự thi muốn được bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp phải tiến hành đăng ký tại Cục Sở hữu Trí tuệ trước ngày công bố trao thưởng của Ban Tổ chức Cuộc thi.
3. Quyền của các bên có liên quan
Ban Tổ chức Cuộc thi, Công ty Intel (đơn vị tài trợ bo mạch) có toàn quyền công bố và trưng bày các dự án, sử dụng các nội dung, hình ảnh của thí sinh và dự án cho mục tiêu thông tin, quảng bá và không phải trả bất kỳ khoản phí nào. Trong trường hợp Công ty Intel có nhu cầu khai thác các sản phẩm của Cuộc thi cho mục đích thương mại và lợi nhuận, Công ty Intel sẽ tiến hành các trao đổi, thống nhất thỏa thuận cụ thể với các tác giả của sản phẩm.

Điều 8. Kinh phí Cuộc thi
1. Kinh phí Cuộc thi do Công ty Intel Việt Nam tài trợ và do ngân sách Nhà nước cấp trong dự toán kinh phí hoạt động khoa học, công nghệ hàng năm của Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh.
2. Các khoản chi cho Cuộc thi gồm: Giải thưởng, công tác tổ chức, tuyên truyền; bo mạch (mỗi đội tham gia vòng sơ khảo được cấp 01 bo mạch Intel Galileo và hỗ trợ 02 triệu đồng); kinh phí ăn, ở và phương tiện đi lại cho thí sinh ở xa trong thời gian diễn ra vòng chung khảo của Cuộc thi.

Điều 9. Tổ chức thực hiện
1. Các cơ quan bảo trợ Cuộc thi
- Bảo trợ Cuộc thi về các nội dung liên quan đến lĩnh vực của ngành, như: Đăng ký quyền sở hữu trí tuệ, đánh giá về chuyên môn.
- Giới thiệu các chuyên gia tham gia Ban Tổ chức,  Ban Giám khảo.
2. Ban Tổ chức Cuộc thi
- Ban Tổ chức Cuộc thi do đồng chí Giám đốc Trung tâm Phát triển Khoa học, Công nghệ và Tài năng trẻ Trung ương Đoàn làm Trưởng ban, các thành viên khác là đại diện của các đơn vị phối hợp tổ chức Cuộc thi.
- Ban Tổ chức Cuộc thi có trách nhiệm triển khai Cuộc thi theo kế hoạch, tiến độ đã đề ra.
- Thường trực Ban Tổ chức Cuộc thi là Trung tâm Phát triển Khoa học, Công nghệ và Tài năng trẻ.
3. Ban Thư ký Cuộc thi
- Ban Thư ký Cuộc thi do Thường trực Ban Tổ chức làm thường trực và giới thiệu các thành viên khác, Trưởng ban Tổ chức Cuộc thi ra quyết định thành lập.
- Ban Thư ký có trách nhiệm giúp Ban Tổ chức triển khai các nội dung của Cuộc thi theo kế hoạch và tiến độ đã đề ra.
4. Ban Giám khảo Cuộc thi
- Ban Giám khảo Cuộc thi gồm các chuyên gia công nghệ thông tin, điện tử, tự động hóa do Thường trực Ban Tổ chức và Công ty Intel giới thiệu, Trưởng ban Tổ chức Cuộc thi ra quyết định thành lập.
- Ban Giám khảo chịu trách nhiệm trước Ban Tổ chức về chuyên môn trong việc chấm thi, giải quyết khiếu nại, tổng hợp kết quả và đề xuất cơ cấu giải thưởng (nếu có phát sinh khác so với kế hoạch).
5. Công tác phối hợp
- Trung tâm Phát triển Khoa học, Công nghệ và Tài năng trẻ Trung ương Đoàn: Tổ chức triển khai Cuộc thi theo đúng kế hoạch; chỉ đạo, đôn đốc công tác triển khai và tiếp nhận hồ sơ.
- Công ty Intel Việt Nam: Hỗ trợ kỹ thuật, giới thiệu chuyên gia, tham gia phối hợp tổ chức và tài trợ kinh phí cho Cuộc thi.
- Các trường đại học, học viện tham gia Cuộc thi: Tạo điều kiện thuận lợi, có cơ chế khuyến khích sinh viên tham gia dự thi, đồng thời cử đầu mối chịu trách nhiệm điều phối việc đăng ký dự thi, tập huấn đội tuyển và các vấn đề khác liên quan tới Cuộc thi.

Điều 10. Điều khoản thi hành
Thể lệ này đã được Ban Tổ chức thông qua và có hiệu lực kể từ ngày ký ban hành. Trong quá trình tổ chức thực hiện, nếu có vấn đề cần sửa đổi, Thường trực Ban Thư ký sẽ tổng hợp trình Ban Tổ chức Hội thi xem xét quyết định./.

Trân trọng./.
Góp ý
Họ và tên: *  
Email: *  
Tiêu đề: *  
Mã xác nhận:
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper  
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
 *

Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh
Công đoàn Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Tp.HCM
Địa chỉ: 1 Võ Văn Ngân, Quận Thủ Đức, Thành Phố Hồ Chí Minh
Điện thoại: (+84.28) 37 221 223 - Số nội bộ: 8230
E-mail: khcn@hcmute.edu.vn

Truy cập tháng: 4,704

Tổng truy cập:8,634